Theo dân gian, ngày 23 tháng chạp hằng năm, tất cả mọi người trong gia đình đều chuẩn bị mâm cỗ thịnh soạn để tiễn ông ông Táo lên trời, báo cáo mọi việc trong ngoài của gia đình trong một vừa năm qua với Ngọc Hoàng.
Vào thời đại ngày nay nhiều gia đình không có điều kiện để thực hiện điều này, nhưng dù bận thế nào thì mâm cỗ cúng vào ngày này vẫn không thể thiếu, dù không thật thịnh soạn, nhưng theo ông bà ta thì phải thật thành tâm, với mong ước năm sau sẽ khởi sắc hơn năm trước, mọi thứ điều an khang thịnh vượng.
Lễ vật cúng Táo Quân gồm có:
Giấy cúng ông Táo: Mũ ông Công ba cỗ gồm Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Để giản tiện, nhiều người chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.
Bên cạnh đó một thứ không thể thiếu là ba con cá chép còn sống hoặc bằng giấy, hoặc cũng có thể dùng loại vàng mã gọi là “cò bay ngựa chạy để làm phương tiện cho
“Vua Bếp” lên chầu trời.
Lễ vật cúng mặn
Tùy theo từng gia đình, từng vùng miền có thể chuẩn bị những lễ vật
cúng ông Táo khác nhau và còn phù thuộc vào văn hóa của mỗi nơi. Ngoài các lễ vật chính kể trên, thì còn có lễ mặn mâm cơm mặn, gà luộc, chè xôi, bánh chưng, trà, gạo, muối, hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Ông Táo.
Xem thêm bài viết khác:
Hiện chưa có phản ứng với "Tục lệ cúng ông Táo ngày nay"
Post a Comment